Cảm biến va chạm ô tô là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống an toàn của phương tiện hiện đại. Việc trang bị cảm biến va chạm không chỉ giúp người lái giảm bớt căng thẳng mà còn hạn chế nguy cơ va chạm, góp phần nâng cao an toàn khi lưu thông trên đường.
1. Cảm biến va chạm trên ô tô là gì?
Cảm biến va chạm là một thiết bị điện tử được trang bị trên ô tô để phát hiện và cảnh báo nguy cơ xảy ra va chạm. Thiết bị này hoạt động dựa trên nguyên tắc thu thập dữ liệu từ các cảm biến đặt xung quanh xe, sau đó xử lý và đưa ra cảnh báo hoặc kích hoạt hệ thống bảo vệ như túi khí.
Bộ cảm biến va chạm ô tô thường gồm: cảm biến va chạm trước và cảm biến trước sau. Nhằm hỗ trợ tối đa cho người lái, kịp thời phát hiện những nguy cơ xảy ra va chạm và phát ra cảnh báo.
Cảm biến va chạm hỗ trợ lái xe an toàn
2. Tính năng nổi bật của cảm biến va chạm xe ô tô
Cảm biến va chạm ô tô là tính năng quan trọng và hữu ích trên ô tô. Dưới đây là những tính năng chính của cảm biến va chạm cho bạn tham khảo:
- Phát hiện vật cản: Cảm biến va chạm sẽ giúp bạn xác định vị trí của các vật cản ở những điểm mù xung quanh xe, kể cả phía trước và phía sau. Từ đó dễ dàng xử lý tình huống, nhất là khi lùi xe.
- Cảnh báo bằng hình ảnh và âm thanh: Khi phát hiện vật cản, hệ thống sẽ cảnh báo cho người lái qua tín hiệu âm thanh hoặc hình ảnh hiển thị trên màn hình của xe.
- Tăng cường phạm vi phát hiện: Sử dụng sóng radio để mở rộng khu vực phát hiện chướng ngại vật, cho phép người lái có nhiều thời gian hơn để phản ứng.
- Hỗ trợ phanh khẩn cấp: Trong trường hợp nguy cấp, cảm biến có thể kích hoạt hệ thống phanh tự động (AEB) để giảm tốc độ hoặc dừng xe hoàn toàn, tránh va chạm.
- Kích hoạt túi khí: Khi xảy ra va chạm mạnh, cảm biến truyền tín hiệu để hệ thống túi khí bung ra, giảm thiểu chấn thương cho người ngồi trong xe.
- Hỗ trợ đỗ xe: Các cảm biến trước và sau xe giúp người lái xác định khoảng cách với vật cản, hỗ trợ đỗ xe dễ dàng và an toàn hơn trong không gian hẹp.
Cảm biến giúp cảnh báo qua hình ảnh và âm thanh
3. Phân loại cảm biến va chạm ô tô phổ biến
Cảm biến va chạm ô tô được phân loại dựa trên công nghệ và chức năng cụ thể, bao gồm:
3.1. Phân loại dựa theo tiêu chí khoan cản
Với tiêu chí này sẽ được phân loại gồm: Cảm biến lùi khoan lỗ và cảm biến lùi không khoan lỗ. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm khác nhau như:
- Cảm biến lùi khoan lỗ: Là loại cảm biến yêu cầu phải khoan vào thân xe để lắp đặt, thường được áp dụng đối với những xe không có sẵn lỗ cảm biến chờ sẵn trên xe.
- Cảm biến lùi không khoan lỗ: Khi đó, cảm biến sẽ được thiết kế để lắp đặt mà không cần can thiệp vào cấu trúc của xe. Thường sẽ phù hợp với những xe đã có sẵn lỗ cảm biến trên xe.
3.2. Phân loại dựa theo vị trí lắp cảm biến
Có 2 vị trí chính thường sẽ được trang bị cảm biến va chạm gồm: cảm biến va chạm trước và cảm biến va chạm sau của ô tô.
Trong đó, cảm biến trước xe ô tô được lắp ở phần đầu của xe, giúp phát hiện các vật cản ở phía trước khi xe tiến tới. Cảm biến va chạm sau được lắp ở phía sau, hỗ trợ người lái khi lùi xe. Từ đó, giảm nguy cơ va chạm ở những vị trí không thấy rõ từ gương chiếu hậu.
3.3. Phân loại theo số mắt cảm biến
Dựa theo số mắt cảm biến có thể chia thành 3 loại gồm:
- Cảm biến lùi 4 mắt: Gồm 4 cảm biến ở phía sau xe.
- Cảm biến lùi 6 mắt: Gồm 2 mắt phía trước và 4 mắt phía sau xe, hỗ trợ cho cả việc tiến và lùi.
- Cảm biến lùi 8 mắt: Gồm 8 cảm biến được lắp trước và sau xe để hỗ trợ cho việc tiến và lùi.
Cảm biến va chạm ô tô gồm nhiều loại phù hợp với nhu cầu của người dùng
>>> Tham khảo sản phẩm cảm biến ô tô phổ biến:
- Cảm Biến Lùi Steelmate 6 Mắt
- Cảm Biến Lùi Steelmate 4 Mắt
- Cảm biến cảnh báo điểm mù Hyundai Tucson [2018-2021]
4. Cơ chế hoạt động của cảm biến va chạm ô tô
Cảm biến va chạm ô tô hoạt động dựa trên việc thu thập và xử lý thông tin từ các tín hiệu phát ra, giúp phát hiện và cảnh báo nguy cơ va chạm:
- Phát hiện vật cản: Khi xe di chuyển, các cảm biến va chạm sẽ liên tục phát ra sóng siêu âm, sóng điện tử để nhận biết chướng ngại vật xung quanh xe. Khi phát hiện có vật cản, sẽ phản hồi lại cho cảm biến và xác định vị trí của vật cản đó.
- Thu thập và xử lý dữ liệu: Thông tin thu thập được từ cảm biến sẽ gửi đến bộ xử lý trung tâm. Bộ xử lý sẽ đo khoảng cách giữa xe và vật cản dù chúng đang chuyển động hay đứng yên.
- Cảnh báo người lái: Khi phát hiện vật cản có khả năng xảy ra va chạm, hệ thống sẽ cảnh báo ngay cho người lái thông qua tín hiệu âm thanh hoặc hình ảnh. Tốc độ cảnh báo khoảng 1/1000 giây, cho phép người lái có thể xử lý kịp thời mọi tình huống.
- Hiển thị thông tin vật cản: Trên màn hình ô tô, người lái có thể quan sát được khoảng cách và vị trí vật cản so với xe. Tuỳ vào loại cảm biến có thể quan sát bao gồm cả vị trí vật cản ở bên phải hay bên trái.
- Phản ứng nhanh với cảnh báo: Khi khoảng cách giữa xe và vật cản ngắn, âm thanh cảnh báo sẽ to và nhanh hơn. Điều này sẽ giúp người lái nhận thức được mức độ nguy hiểm và cần phải xử lý kịp thời.
- Kích hoạt hệ thống an toàn bổ sung: Trong trường hợp xảy ra va chạm, các cảm biến có khả năng kích hoạt hệ thống túi khí. Nếu xe bị biến dạng do va chạm, cảm biến sẽ gửi tín hiệu đến bộ xử lý trung tâm. Chúng kích hoạt túi khí bung ra chỉ trong 0.04 giây, giúp bảo vệ người trong xe.
Cảm Biến Va Chạm Cho Honda Civic 2022
5. Lý do nhiều người lắp cảm biến va chạm cho ô tô
Hiện nay, mật độ xe lưu thông trên đường ngày càng nhiều, vì thế trang bị hệ thống cảm biến ô tô là giải pháp nâng cao an toàn cho bản thân và những phương tiện xung quanh. Dưới đây là những lý do phổ biến mà bạn nên lắp cảm biến cho ô tô của mình:
- Khắc phục điểm mù, góc chết: Cảm biến va chạm sẽ phát hiện nguyên cơ va chạm và cảnh báo sớm cho người lái, giảm nguy cơ xảy ra tai nạn ngoài ý muốn. Đặc biệt là những vị trí điểm mù mà gương chiếu hậu không quan sát được.
- Hỗ trợ đỗ xe dễ dàng: Việc nhận biết được vật cản phía trước và phía sau xe sẽ giúp lùi xe được dễ dàng, đặc biệt là trong không gian hẹp. Nhờ vậy, sẽ giảm được áp lực cho người mới và tự tin hơn khi lái xe.
- Giảm thiểu rủi ro va chạm, tiết kiệm chi phí: Nhờ phát cảnh báo kịp thời sẽ tránh được các va chạm trong quá trình di chuyển, giảm được chi phí sửa chữa ô tô đáng kể.
- Tăng giá trị và tính hiện đại cho xe: Cảm biến va chạm là một trong những tính năng được tích hợp sẵn trên các dòng xe hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, bạn có thể nâng cấp hệ thống cảm biến va chạm cho ô tô của mình, không chỉ giúp an toàn mà còn nâng cao giá trị và sự tiện nghi cho ô tô.
Lắp cảm biến va chạm giúp giảm rủi ro va chạm ngoài ý muốn
6. Bảng giá lắp đặt cảm biến va chạm ô tô
Hiện nay, cảm biến va chạm ô tô có nhiều loại cùng với mức giá khác nhau từ 800.000 đồng, đáp ứng mọi nhu cầu lựa chọn sử dụng của Khách Hàng. Để được tư vấn giá cảm biến trước ô tô và lắp đặt cảm biến va chạm phù hợp cho xe của mình, Quý Khách hãy liên hệ trực tiếp đến Ô Tô Hoàng Kim để được hỗ trợ tốt nhất.
>>> Tham khảo: Đặc điểm & Bảng giá cảm biến va chạm ô tô tốt nhất
7. Địa chỉ lắp đặt cảm biến va chạm ô tô chuyên nghiệp tại Tp.HCM & Bình Dương
Ô Tô Hoàng Kim - cung cấp và lắp đặt cảm biến va chạm ô tô đảm bảo uy tín, chuyên nghiệp, đa dạng mẫu mã đáp ứng mọi nhu cầu của Khách Hàng. Quý Khách khi thực hiện dịch vụ nâng cấp ô tô tại Hoàng Kim sẽ được cam kết:
- Sản phẩm cao cấp, chất lượng tốt nhất phù hợp lắp đặt cho từng dòng xe khác nhau.
- Quy trình lắp đặt chuyên nghiệp bởi kỹ thuật viên có chuyên môn cao, không ảnh hưởng đến cấu trúc của xe.
- Chế độ bảo hành rõ ràng, hậu mãi tốt nhất cho Quý Khách an tâm sử dụng.
- Giá cạnh tranh nhất thị trường, thường xuyên có những ưu đãi hấp dẫn dành cho Khách Hàng.
Ô Tô Hoàng Kim - Cung cấp và lắp đặt cảm biến va chạm uy tín, chuyên nghiệp
Nếu Quý Khách cần tư vấn thêm về cảm biến va chạm lắp đặt cho ô tô của mình hoặc các dịch vụ nâng cấp ô tô khác, hãy liên hệ trực tiếp đến Hoàng Kim để được tư vấn tận tình và chu đáo.
Hotline: 0707 228 338