Vô lăng ô tô là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong hệ thống lái, để tài xế thực hiện các thao tác điều khiển xe theo ý muốn của mình. Vậy vô lăng xe có những chức năng gì, cấu tạo, cách sử dụng vô lăng đúng chuẩn như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây nhé!
1. Vô lăng ô tô là gì?
Vô lăng ô tô (hay tay lái) là bộ phận quan trọng trong hệ thống điều khiển của xe ô tô. Đây là thiết bị trung tâm mà người lái sử dụng để điều hướng và kiểm soát chuyển động của xe, giúp xe đi đúng hướng theo mong muốn.
Bên cạnh các mẫu vô lăng thiết kế hình tròn, còn có mẫu vô lăng thể thao tạo phong cách mới lạ, ấn tượng hơn cho nội thất xe. Đặc biệt, những mẫu vô lăng hiện đại ngày nay, nhất là các dòng xe sang còn được tích hợp thêm nhiều chức năng hỗ trợ thao tác dễ dàng cho người lái như: kiểm soát hành trình, điều khiển hệ thống âm thanh, khóa cửa,....
Vô lăng ô tô là hệ thống để kiểm soát chuyển động của xe
2. Cấu tạo của vô lăng ô tô
- Vô lăng ô tô được làm bằng chất liệu kim loại, đảm bảo độ chắc chắn và an toàn khi điều khiển xe. Vô lăng xe được kết nối với cổ lái qua các chấu, tuỳ vào từng hãng xe sẽ thiết kế có 2, 3 hoặc 4 chấu. Các chấu này kết nối với vô lăng ăn khớp với trục lái, giúp người lái điều khiển xe theo ý muốn.
- Trước đây, các chấu vô lăng thường thiết kế hình ngôi sao 3 cánh, chữ thập 4 chấu. Ngày nay, khi công nghệ ngày càng phát triển, các thông số vận hành đòi hỏi cao hơn, người lái phải nắm bắt nhiều thông tin trên bảng đồng hồ lái nên các chấu vô lăng dần chuyển sang dạng chữ T hoặc nằm ngang.
- Riêng đối với những dòng xe thể thao hoặc xe đua F1, thì vô lăng thiết kế đáy mẫu đáy bằng D-Cut hoặc vát bằng, giúp làm tăng thêm cảm giác mạnh mẽ, cá tính hài hoà với phong cách của xe.
Vô lăng ô tô được làm bằng chất liệu kim loại chắc chắn
3. Các kiểu thiết kế vô lăng ô tô
Vô lăng ô tô ngày nay được thiết kế với nhiều kiểu dáng khác nhau, phù hợp với từng dòng xe, phong cách lái và nhu cầu sử dụng. Dưới đây là các kiểu thiết kế vô lăng phổ biến:
3.1. Vô lăng tròn tiêu chuẩn
Vô lăng thiết kế tròn truyền thống, đối xứng đều, thường xuất hiện trên các dòng xe phổ thông. Cấu trúc đơn giản, dễ sử dụng với mọi người lái. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ không cao, thường lắp cho các dòng xe như: Toyota Vios, Hyundai Accent, Honda City.
Vô lăng ô tô dạng hình tròn tiêu chuẩn
3.2. Vô lăng thể thao (D-Cut hoặc Flat-Bottom)
Phần đáy của vô lăng được thiết kế cắt phẳng hoặc dạng chữ D, mang phong cách thể thao. Ưu điểm giúp mang phong cách thể thao, hiện đại cho xe. Tuy nhiên, không phù hợp với người mới lái hoặc không quen sử dụng kiểu vô lăng này.
Thích hợp cho xe thể thao hoặc dòng xe cao cấp như: Audi, BMW M-series, hoặc các xe đua.
Vô lăng mẫu D-cut thể thao
3.3. Vô lăng đa chức năng
Tích hợp nhiều nút điều khiển chức năng như: chỉnh âm thanh, ga tự động, kết nối cuộc gọi và điều hướng. Ưu điểm giúp người lái có thể điều khiển nhiều tính năng mà không cần rời tay khỏi vô lăng. Tuy nhiên, đòi hỏi người lái làm quen với cách sử dụng các nút bấm.
Phổ biến trên xe gia đình, SUV, và các dòng xe hạng sang như: Toyota Camry, Mazda CX-5, Mercedes-Benz.
Vô lăng đa chức năng tiện lợi cho người sử dụng
>>> Tổng hợp các mẫu vô lăng ô tô đẹp nhất theo xe
4. Chức năng chính của vô lăng ô tô
Vô lăng không chỉ giúp điều hướng mà còn có nhiều chức năng hỗ trợ người lái như:
- Điều hướng xe: Chuyển động xoay của vô lăng được truyền đến hệ thống bánh trước, giúp xe đi đúng hướng theo ý muốn người lái.
- Kiểm soát tốc độ: Thông qua các nút chức năng, người lái có thể bật/tắt ga tự động hoặc điều chỉnh chế độ lái.
- Tích hợp các tính năng thông minh: Vô lăng xe ngày nay còn tích hợp nhiều công nghệ như: điều khiển bằng giọng nói, cảnh báo lệch làn, hoặc cảm biến lực cầm nắm,... giúp hỗ trợ tối đa cho người lái và đảm bảo an toàn.
5. Kích thước của vô lăng xe ô tô
Kích thước vô lăng xe ô tô của từng dòng xe sẽ khác nhau. Dưới đây là kích thước của các dòng xe phổ biến cho bạn tham khảo:
- Xe nhỏ gọn (hạng A, B) đường kính 35 - 38cm: Phổ biến trên các dòng xe như: Kia Morning, Hyundai i10, Toyota Wigo,... vô lăng thiết kế nhỏ gọn giúp dễ dàng điều khiển trong đô thị.
- Xe gia đình (hạng C, D) đường kính 37 - 39 cm: Các dòng xe như: Toyota Corolla Cross, Mazda CX-5, Honda Civic,... thiết kế vừa tay, phù hợp cho hành trình dài với cảm giác cầm nắm chắc chắn.
- Xe SUV và xe bán tải đường kính 38 - 40cm: Các dòng xe như: Ford Everest, Toyota Fortuner, Mitsubishi Triton,... Những xe này sẽ có thiết kế vô lăng lớn hơn, hỗ trợ lực lái mạnh mẽ khi đi địa hình.
- Xe tải và xe chuyên dụng đường kính 40 - 42cm: Vô lăng được thiết kế to và dày để phù hợp với hệ thống lái trợ lực cơ học.
Vô lăng ô tô có nhiều kích thước khác nhau phù hợp với từng dòng xe
6. Các ký hiệu trên vô lăng ô tô
Vô lăng ô tô được tích hợp các nút bấm điều khiển nhiều tính năng trên xe. Tuỳ vào từng dòng xe sẽ có hệ thống điều khiển trên vô lăng khác nhau. Trong đó, một số nút bấm điều khiển phổ biến nhất gồm:
- Nút cộng (+), trừ (-): dùng để tăng giảm âm lượng loa trên ô tô.
- Nút để chuyển bài: Chuyển kênh trên màn hình LCD của ô tô.
- Hai nút điện thoại: Để nhận cuộc gọi đến và thực hiện cuộc gọi đi.
- Nét TEMP: Để điều chỉnh hệ thống điều hòa trên xe
- Nút DISP: Để thay đổi hiển thị trên Taplo theo yêu cầu của người điều khiển.
- Nút có hình đầu người: Dùng để điều khiển bằng giọng nói.
Trên vô lăng xe hiện đại sẽ được tích hợp các nút bấm điều khiển tính năng xe
Ngoài ra, vô lăng có thêm túi khí giúp đảm bảo an toàn cho người lái trong trường hợp khẩn cấp.
7. Hướng dẫn sử dụng vô lăng cho người mới lái
Sử dụng vô lăng đúng cách là một kỹ năng quan trọng đối với người lái xe để đảm bảo an toàn tối đa. Không chỉ vậy, còn tránh tình trạng tê, mỏi tay khi di chuyển. Dưới đây là một kinh nghiệm sử dụng vô lăng cho người lái mới cho bạn tham khảo:
- Mở khóa vô lăng: Để mở khoá vô lăng bạn khởi động lại động cơ, sau đó lắc nhẹ vô lăng sang trái hoặc phải, tra chìa khoá vào ổ và tiến hành nổ máy.
- Tư thế cầm vô lăng: Vô lăng được ví như mặt đồng hồ, khi đó tay phải đặt ở vị trí 3 giờ, tay trái ở vị trí 9 giờ. 4 ngón tay ôm vào vành vô lăng và đặt ngón cái dọc theo vành vô lăng. Cuối cùng là thả lỏng vai và tay để tạo sự thoải mái, không bị mỏi tay.
- Cách tháo vô lăng: Mở vít được đặt chìm dưới vô lăng, sau đó mở núm còi để thấy được con ốc ở trục vô lăng. Tiếp đó, tháo đầu dây chạy từ trục vô lăng xe đến còi, cầm đầu giắc rút nhẹ sau đó lấy tua vít mở con ốc vô lăng có phe che bên cạnh.
Cầm vô lăng đúng cách để lái xe thoải mái hơn
8. Kỹ thuật đánh lái vô lăng
Đánh vô lăng là một kỹ thuật rất quan trọng mà người lái phải tìm hiểu và thao tác trong quá trình lái xe, nhất là những tình huống yêu cầu kỹ thuật cao. Dưới đây là một số kỹ thuật đánh lái vô lăng cho bạn tham khảo:
- Quay vô lăng sang phải với một tay: Đặt tay trên vô lăng ở vị trí cao nhất, sau đó nới lỏng tay cầm, dùng lòng bàn tay quay vô lăng sang phải xuống điểm thấp nhất. Sau đó, khi xe đã chuyển hướng thành công, người cầm lái cần quay vô lăng theo hướng chuyển dần lên và chuyển về cách cầm vô lăng thông thường.
Quay vô lăng sang phải với một tay
- Quay vô lăng sang phải với kỹ thuật bắt chéo tay: Kỹ thuật quay vô lăng bắt chéo tay giúp người điều khiển đánh lái góc lớn trong khoảng thời gian ngắn, hữu ích khi lưu thông trong những nơi có diện tích nhỏ. Kỹ thuật này cũng giúp người dùng đánh lái nhẹ nhàng hơn đối với những loại xe có vô lăng nặng.
Quay vô lăng sang phải với kỹ thuật bắt chéo tay
- Quay vô lăng trong tình huống khẩn cấp: Kéo 2 tay đặt ở vị trí cao nhất trên vô lăng, sau đó quay vô lăng theo hướng mong muốn. Để 2 tay gặp nhau ở vị trí thấp nhất, lúc này tay phải sẽ tiếp tục kéo vô lăng lại hướng phía trên. Cứ như thế, người cầm lái lặp lại đến khi nào hết vòng cua.
Quay vô lăng trong tình huống khẩn cấp
9. Cách xử lý khi vô lăng ô tô gặp lỗi
Sau thời gian sử dụng, vô lăng xe hơi sẽ không tránh khỏi những lỗi hoặc hư hỏng ảnh hưởng đến thao tác lái. Khi đó, bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục ngay. Dưới đây là cách xử lý một số lỗi vô lăng phổ biến cho bạn tham khảo:
- Vô lăng bị lệch: Bạn đánh lái cho 2 bánh xe đứng thẳng sau đó tắt máy. Tiếp theo, sử dụng tua vít 6 khía luồn vào 2 lỗ dưới tay lái để tháo túi khí. Sau đó, dùng ống điếu để vặn ốc dưới túi khí và rút vô lăng ra khỏi trục. Cuối cùng, lắp vô lăng trở lại, chọn khía đúng để cân bằng vô lăng, tránh trường hợp khía lệch khiến vô lăng bị lệch theo.
- Vô lăng phát ra tiếng kêu: Nguyên có thể là do dây đai trợ lực gặp vấn đề. Lỗi này không thể tự xử lý tại nhà được nên cần mang xe đến gara để khắc phục.
Nên xử lý kịp thời khi vô lăng ô tô xảy ra lỗi
9. Có nên bọc vô lăng trang trí ô tô không?
Hiện nay, việc sử dụng phụ kiện bọc vô lăng hoặc may da vô lăng đã và đang được nhiều chủ xe rất ưa chuộng. Việc bọc vô lăng ô tô giúp mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ, thể hiện cá tính của chủ xe vừa giúp bảo vệ vô lăng chống trầy xước, va đập.
Ngoài ra, bọc vô lăng còn tạo cảm giác cầm chắc tay lái hơn, tăng thêm phần chắc chắn, độ bám tay, mang lại trải nghiệm lái xe tuyệt vời hơn. Đặc biệt, với may da vô lăng theo xe còn giúp bạn có thể cá nhân hoá ô tô theo đúng sở thích và phong cách riêng của mình.
Bọc da vô lăng nâng cấp nội thất ô tô rất được nhiều người ưa chuộng hiện nay
>>> Ô Tô Hoàng Kim có cung cấp phụ kiện bọc vô lăng và may da vô lăng thủ công sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của Quý Khách. Hãy liên hệ đến Hotline: 0707 18 38 68 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có thêm thông tin về đặc điểm, cấu tạo và cách đánh lái vô lăng hiệu quả nhất. Từ đó, có thể tự tin hơn trong mọi chuyến hành trình của mình nhé!