banner định hình phong cách - khẳng định chất riêng

Top 8 cánh gió ô tô​ đỉnh nhất trên thế giới

Cánh gió ô tô là phụ kiện được trang trí phổ biến trên các dòng xe đua, xe thể thao. Không chỉ mang đến vẻ ngoài mạnh mẽ, phong cách mà phụ kiện còn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu suất khí động học giúp xe di chuyển mượt mà, êm ái hơn. Bài viết dưới đây xin chia sẻ 8 mẫu cánh giá ô tô đỉnh nhất thế giới và tham khảo các mẫu cánh gió ô tô Hot nhất tại Ô Tô Hoàng Kim nhé!

1. Cánh gió ô tô là gì?

Cánh gió ô tô (hay cánh lướt gió ô tô) là một bộ phận được gắn ở phần đuôi, được thiết kế để điều chỉnh luồng không khí xung quanh xe khi di chuyển. Mục tiêu chính của cánh gió là giảm lực cản không khí, tăng lực ép xuống mặt đường, từ đó cải thiện độ bám đường và khả năng kiểm soát xe ở tốc độ cao.

Nếu như trước đây, cánh lướt gió ô tô thường chỉ được trang bị trên các dòng xe đua và xe thể thao. Hiện nay, phụ kiện đã được thiết kế đa dạng về kiểu dáng, chất liệu và chức năng, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng Khách Hàng, góp phần làm tăng tính thẩm mỹ và nâng cao hiệu suất vận hành của xe. Trên thị trường đuôi gió ô tô với thiết kế và chức năng khác nhau. 

Cánh gió ô tô tạo điểm nhấn và tăng khí động học cho ô tô

Cánh gió ô tô tạo điểm nhấn và tăng khí động học cho ô tô

Dưới đây là một số loại phổ biến:

  • Cánh gió cốp sau: Đây là loại phổ biến nhất, gắn ở phần trên của cốp sau. Chức năng chính là tạo lực ép xuống giúp xe ổn định hơn ở tốc độ cao, cải thiện độ bám đường và tăng tính thẩm mỹ thể thao.
  • Cánh gió nóc: Gắn ở phía sau trên nóc xe, thường thấy ở các dòng hatchback hoặc SUV. Chức năng chính là điều hướng luồng gió, giảm lực cản và có thể giúp làm sạch kính chắn gió sau.
  • Cánh gió cửa sổ: Gắn ở viền trên của cửa sổ. Chức năng chính là giảm tiếng ồn của gió khi hé cửa, ngăn mưa hắt vào và giảm nhiệt độ trong xe khi đỗ dưới trời nắng.
  • Cánh gió cửa sau: Gắn ở phía trên kính chắn gió sau. Chức năng tương tự cánh gió cửa sổ, nhưng dành cho cửa sau.
  • Cánh gió nắp ca-pô: Gắn trên nắp ca-pô, thường gần phía trước xe. Chức năng chính là cải thiện luồng không khí lưu thông qua khoang động cơ, giúp làm mát động cơ hiệu quả hơn.

Cánh gió ô tô được lắp ở nhiều vị trí trên ô tô

Cánh gió ô tô được lắp ở nhiều vị trí trên ô tô

2. Chất liệu cánh lướt gió ô tô phổ biến nhất

Hiện nay, cánh gió xe ô tô được sản xuất từ nhiều chất liệu khác nhau, đáp ứng tiêu chí về chất lượng, tính thẩm mỹ và giá thành phù hợp với nhu cầu lựa chọn của Khách Hàng. Dưới đây là các loại chất liệu phổ biến nhất:

  • Nhựa ABS: Nhẹ, giá thành rẻ, dễ gia công, phù hợp với các dòng xe phổ thông.
  • Sợi Carbon: Nhẹ, bền, chịu lực tốt, thường được sử dụng trên xe thể thao hoặc xe cao cấp, nhưng giá thành cao.
  • Sợi thuỷ tinh: Giá rẻ hơn sợi carbon, nhưng nặng hơn và dễ bị nứt nếu va chạm mạnh.
  • Nhôm: Bền, nhẹ, nhưng ít phổ biến hơn do khó tạo hình phức tạp.
  • Polyurethane: Linh hoạt, chịu va đập tốt, thường dùng cho cánh gió trước hoặc cánh gió cạnh.

Cánh gió ô tô được sản xuất bằng chất liệu cao cấp

Cánh gió ô tô được sản xuất bằng chất liệu cao cấp

>>> Đuôi cá cao Mg5 cacbon thể thao, cá tính

>>> Đuôi cá cacbon điện thông dụng Bmw 328i

>>> Đuôi cá Honda Accord Gen8 2010 mẫu võng xe Lux A

3. Top 8 thiết kế cánh gió ô tô đỉnh nhất trên thế giới

Dưới đây là 8 thiết kế cánh gió xe ô tô của các dòng xe được đánh giá là đỉnh nhất hiện nay cho Quý Khách tham khảo:

3.1. Porsche 911 GT3 RS - Cánh gió sau điều chỉnh

Cánh gió cho xe Porsche 911 GT3 RS được thiết kế với cánh gió sau lớn, gắn trên các thanh chống mảnh, có thể điều chỉnh để tối ưu hóa lực ép hoặc giảm lực cản theo điều kiện lái. Cánh gió ô tô có thể tạo ra tới 220kg lực ép ở tốc độ cao, giúp xe bám đường tốt hơn khi vào cua. Thiết kế tích hợp thêm một cánh gió phụ ở nắp động cơ, tăng hiệu quả khí động học.

Cánh gió xe Porsche 911 GT3 RS mang vẻ ngoài hầm hố, đậm chất xe đua, kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ và phong cách.

Porsche 911 GT3 RS - Cánh gió sau điều chỉnh

Porsche 911 GT3 RS - Cánh gió sau điều chỉnh

3.2. Ferrari F40 - Cánh gió sau cố định

Cánh gió thiết kế vuông vức, tích hợp liền mạch với thân xe, tạo nên vẻ ngoài huyền thoại của Ferrari F40. Phụ kiện cánh gió làm tăng lực ép ở tốc độ cao, giúp chiếc xe 480 mã lực ổn định hơn trên đường đua hoặc đường công cộng.

Cách gió có thiết kế đơn giản nhưng mạnh mẽ, trở thành biểu tượng của thập niên 80, ảnh hưởng đến hàng loạt mẫu cánh gió sau này. Đây không chỉ mang tính biểu tượng mà còn khởi đầu cho xu hướng độ cánh gió trong văn hóa ô tô.

Ferrari F40 - Cánh gió sau cố định

Ferrari F40 - Cánh gió sau cố định

3.3. Lamborghini Countach - Cánh gió hình chữ V

Cánh gió hình chữ V được gắn ở đuôi xe, ban đầu xuất hiện trên phiên bản Walter Wolf. Phụ kiện có tác dụng cải thiện độ ổn định ở tốc độ cao, dù làm giảm tốc độ tối đa một chút do tăng lực cản.

Cách gió hình chữ V của xe Lamborghini Countach mang lại vẻ ngoài táo bạo, đậm chất tương lai, biến Countach thành một trong những siêu xe dễ nhận diện nhất. Đây là một trong những cánh gió đầu tiên mang tính thời trang, định hình phong cách siêu xe thập niên 80.

Cách gió hình chữ V của xe Lamborghini Countach

Cách gió hình chữ V của xe Lamborghini Countach

3.4. Dodge Viper ACR (2016) - Cánh gió cực đại

Cánh gió sau rộng tới 70 inch, được làm từ sợi carbon, có thể tạo ra tới 2,000 pound lực ép, cho phép xe đạt lực bám ngang 1.5g khi vào cua, lý tưởng cho đường đua.

Phụ kiện làm cho vẻ ngoài của xe Dodge Viper ACR trở nên hầm hố, hung dữ, thể hiện rõ tinh thần "cơ bắp Mỹ" của Viper. Là một trong những cánh gió lớn nhất từng xuất hiện trên xe sản xuất hàng loạt, tối ưu hóa cho hiệu suất đua.

Cánh gió cực đại xe Dodge Viper ACR (2016) 

Cánh gió cực đại xe Dodge Viper ACR (2016) 

3.5. Koenigsegg One:1 - Cánh gió chủ động gắn trên

Cánh gió chủ động gắn trên đỉnh, điều chỉnh góc nghiêng bằng thủy lực, nặng chỉ 10kg nhờ sợi carbon. Cánh gió giúp tạo ra tới 600kg lực ép ở tốc độ cao, đồng thời hoạt động như phanh khí khi giảm tốc. Cánh gió được thiết kế tinh xảo, hiện đại, thể hiện trình độ kỹ thuật đỉnh cao của Koenigsegg.

Cánh gió chủ động gắn trên xe Koenigsegg One:1

Cánh gió chủ động gắn trên xe Koenigsegg One:1

3.6. McLaren Senna - Cánh gió chủ động GT3

Cánh gió cho xe McLaren dạng cánh gió lớn, gắn trên cao, liên tục thay đổi góc tấn để tối ưu hóa lực ép hoặc tốc độ. Nhờ vậy, tạo ra lực ép tối đa, phối hợp với các cánh lật phía trước để đạt hiệu quả khí động học vượt trội. Hoạt động như phanh khí khi cần giảm tốc.

Cánh gió thiết kế góc cạnh, mạnh mẽ, mang phong cách xe đua GT3, phù hợp với DNA "tập trung vào hiệu suất" của McLaren.

Cánh gió cho xe McLaren dạng cánh gió lớn

Cánh gió cho xe McLaren dạng cánh gió lớn

3.7. Ferrari FXX-K - Cánh gió chủ động

Là loại cánh gió sau chủ động kết hợp với hệ thống khí động học chủ động toàn diện. Cánh gió được gắn ở đuôi xe, nằm trên hai trụ đỡ chắc chắn, làm từ sợi carbon để đảm bảo trọng lượng nhẹ và độ bền cao. Thiết kế kích thước lớn, trải rộng gần toàn bộ chiều ngang đuôi xe, với các góc cạnh sắc nét, tối ưu hóa luồng không khí.

Cánh gió có thể thay đổi góc nghiêng nhờ các động cơ điện điều khiển tự động. Có thể tạo ra lực ép tối đa lên tới 830 kg ở tốc độ cao nhất trên đường đua, nhờ sự kết hợp của cánh gió sau, bộ khuếch tán, và các khe gió phía trước.

Cánh gió của FXX-K mang vẻ ngoài hung dữ, góc cạnh, đậm chất xe đua. Phụ kiện thường có thiết kế sợi carbon bóng hoặc phối màu (đỏ, đen, vàng tùy phiên bản) tạo điểm nhấn mạnh mẽ, làm nổi bật tính độc quyền của xe.

Cánh gió của FXX-K mang vẻ ngoài hung dữ, góc cạnh, đậm chất xe đua

Cánh gió của FXX-K mang vẻ ngoài hung dữ, góc cạnh, đậm chất xe đua

3.8. Honda Civic Type R - Cánh gió sau cứng cáp

Cánh gió lớn, tích hợp với thân xe, được thiết kế để tạo lực ép thực sự cho xe dẫn động cầu trước. Giúp xe ổn định hơn ở tốc độ cao, cải thiện khả năng vào cua nhờ tăng lực ép ở trục sau.

Cách gió xe Honda Civic Type R làm tăng thêm vẻ hầm hố, hiện đại, hung dữ cho một chiếc hatchback. Đây là mẫu cánh gió không chỉ dành cho siêu xe, mà còn có thể nâng tầm hiệu suất cho xe phổ thông.

Cánh gió sau cứng cáp Honda Civic Type R

Cánh gió sau cứng cáp Honda Civic Type R

>>> Tham khảo: 

4. Bảng giá nâng cấp cánh gió ô tô mới nhất 2025

Ô Tô Hoàng Kim cung cấp đa dạng mẫu đuôi gió ô tô khác nhau có giá từ 1.000.000 - 9.000.000 đồng, từ mẫu đuôi cá cao, đuôi cá thấp, đuôi cá có đèn,... phù hợp với nhiều dòng xe và nhu cầu cá nhân hoá của Khách Hàng. Để được tư vấn và báo giá mẫu cánh lướt gió ô tô phù hợp cho xe của mình, Quý Khách hãy liên hệ trực tiếp đến Ô Tô Hoàng Kim để được hỗ trợ nhanh chóng và chi tiết nhất.

Hotline: 0707 228 338

>>> Xem chi tiết: Kinh nghiệm và bảng giá nâng cấp cánh gió ô tô

5. Mẹo nâng cấp cánh gió ô tô phù hợp cho xe

Hiện nay, cách gió ô tô có nhiều mẫu mã khác nhau về kích cỡ, kiểu dáng, chất liệu,... Để giúp Quý Khách lựa chọn được mẫu đuôi gió ô tô phù hợp cho xe của mình, dưới đây là một số yếu tố cân nhắc cho Quý Khách tham khảo:

5.1. Xác định mục đích nâng cấp 

Dựa vào mục đích sử dụng cánh gió ô tô có thể chia thành các nhóm sau:

  • Nâng cấp khi động học: Nếu Quý Khách muốn tăng lực ép để cải thiện độ bám đường hoặc giảm lực cản để tăng tốc độ, hãy chọn cánh gió được thiết kế chuyên dụng như cánh gió sau lớn hoặc cánh gió chủ động. Mẫu cánh gió ô tô này thường phù hợp với xe thể thao như: Honda Civic Type R, Subaru WRX, hoặc xe thường xuyên chạy tốc độ cao.
  • Tăng tính thẩm mỹ: Nếu mục tiêu là làm đẹp xe, hãy ưu tiên cánh gió có thiết kế tinh tế, phù hợp với phong cách tổng thể của xe. Phù hợp với xe phổ thông (Toyota Vios, Mazda 3) hoặc xe muốn tạo điểm nhấn cá nhân.

Lựa chọn cánh gió phù hợp với kết cấu của xe

Lựa chọn cánh gió phù hợp với kết cấu của xe

5.2. Kiểm tra độ tương thích với dòng xe

Kích thước và thiết kế của cánh lướt gió ô tô phải tương thích với kết cấu tổng thể của xe. Cụ thể:

  • Xe nhỏ (hatchback, sedan phổ thông): Nên chọn cánh gió nhỏ gọn như cánh gió tích hợp hoặc lip spoiler, để tránh làm xe mất cân đối.
  • Xe lớn (SUV, coupe): Có thể lắp cánh gió lớn hơn, nhưng cần đảm bảo không ảnh hưởng đến tầm nhìn phía sau.
  • Xe thể thao: Phù hợp với cánh gió sau lớn hoặc cánh gió chủ động để tối ưu hiệu suất.

Đồng thời, cấu trúc thân xe cũng phải đảm bảo chắc chắn, cứng cáp đủ sức chịu tải được trọng lượng của cánh gió ô tô. Theo đó, cần kiểm tra vị trí lắp đặt (nắp cốp, cản trước, cạnh xe) có đủ chắc chắn để chịu lực từ cánh gió, đặc biệt với các mẫu lớn. 

>>> Kỹ thuật viên chuyên nghiệp Ô Tô Hoàng Kim sẽ tư vấn cho Quý Khách chọn mẫu cánh lướt gió ô tô phù hợp với dòng xe và lắp đặt mẫu cánh gió phù hợp với luồng không khí xe ô tô của Quý Khách.

5.3. Chọn chất liệu cánh gió ô tô phù hợp

Cánh gió được làm từ nhiều chất liệu, mỗi loại có ưu và nhược điểm riêng. Trong đó, phổ biến nhất là 2 loại chất liệu cánh gió ô tô sau:

Sợi Carbon

  • Ưu điểm: Nhẹ, bền, thẩm mỹ cao, lý tưởng cho hiệu suất và xe cao cấp.
  • Nhược điểm: Giá cao (thường từ 5 - 20 triệu VNĐ trở lên).

Phù hợp: Xe thể thao, siêu xe:như Lamborghini, Ferrari hoặc xe độ cao cấp.

Nhựa ABS

  • Ưu điểm: Giá rẻ (khoảng 1.000.000 - 3 triệu VNĐ), dễ gia công, đa dạng kiểu dáng.
  • Nhược điểm: Ít bền hơn, dễ phai màu nếu chất lượng thấp.

Phù hợp: Xe phổ thông hoặc người muốn tiết kiệm chi phí.

Tóm lại, nếu ngân sách cho phép, Quý Khách nên ưu tiên chọn cánh lướt gió ô tô sợi carbon cho cả hiệu suất và thẩm mỹ. Nếu hạn chế chi phí, nhựa ABS chất lượng cao từ thương hiệu uy tín là lựa chọn an toàn, vẫn đảm bảo được vẻ đẹp thẩm mỹ cao.

Cánh gió được làm từ nhiều chất liệu cao cấp, độ bền cao

Cánh gió được làm từ nhiều chất liệu cao cấp, độ bền cao

>>> Tham khảo thêm: Phụ kiện ốp nắp capo ô tô

5.4. Chọn thương hiệu uy tín

Nên chọn cánh gió ô tô của các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường hiện nay như: APR Performance, Seibon Carbon, Vorsteiner, Mugen, Spoon Sports,... Đồng thời, lựa chọn thi công lắp đặt ở đơn vị uy tín, giàu kinh nghiệm để được tư vấn sản phẩm phù hợp, chất lượng quy trình thi công chuyên nghiệp, đúng giá và chế độ bảo hành tốt nhất cho Khách Hàng.

6. Những lưu ý sử dụng và bảo dưỡng cánh gió ô tô đúng cách tăng độ bền

Việc sử dụng và bảo dưỡng cánh gió ô tô đúng cách không chỉ giúp duy trì hiệu suất khí động học và thẩm mỹ mà còn kéo dài tuổi thọ dài lâu. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi sử dụng và bảo dưỡng cánh gió ô tô:

6.1. Tránh va chạm mạnh

Cánh gió, đặc biệt là loại làm từ sợi thủy tinh hoặc nhựa ABS, dễ nứt vỡ nếu va chạm. Vì vậy, khi đỗ xe, lưu ý khoảng cách với tường, cột hoặc xe khác, đặc biệt với cánh gió trước và sau. Tránh lái xe qua các gờ giảm tốc quá cao hoặc đường xấu có thể làm cánh gió cọ sát.

6.2. Kiểm tra độ bền kết cấu cánh lướt gió ô tô

Mỗi 3 - 6 tháng hoặc sau khi chạy đường dài, kiểm tra các điểm gắn của cánh gió. Cần kiểm tra vít, bu-lông xem có bị lỏng hoặc gỉ sét không và siết chặt nếu cần.

Với cánh gió dán keo, kiểm tra độ bám dính, đặc biệt sau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc mưa lớn. Nếu phát hiện hư hỏng, cần xử lý kịp thời tránh để tình trạng nặng làm ảnh hưởng đến tính năng khí động học và vẻ đẹp thẩm mỹ của xe.

Nên sử dụng và bảo dưỡng cánh gió ô tô đúng cách để duy trì hiệu suất

Nên sử dụng và bảo dưỡng cánh gió ô tô đúng cách để duy trì hiệu suất

6.3. Kiểm tra hiệu suất khí động học

Theo thời gian, bụi bẩn tích tụ hoặc hư hỏng nhỏ có thể làm giảm hiệu quả khí động học của cánh gió. Vì vậy, trong quá trình sử dụng cần quan sát xe có ổn định ở tốc độ cao hay không, có rung lắc hoặc mất cân bằng không. Nếu lắp cánh gió chủ động, kiểm tra hệ thống điều khiển (động cơ, cảm biến) định kỳ để đảm bảo hoạt động trơn tru.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về cánh gió ô tô cho Quý Khách tham khảo. Quý Khách có thêm thắc mắc về lắp đặt cánh lướt gió ô tô hoặc tư vấn nâng cấp, làm đẹp cho ô tô của mình, hãy liên hệ trực tiếp đến Ô Tô Hoàng Kim để được hỗ trợ và phục vụ nhanh chóng và chu đáo!

Hotline: 0707 228 338

collapse toc ion
Xem nhanh
Nội dung bài viết
toc toggle icon